Nguồn gốc Thuyết_thần_trí

Tên gọi

Châu Âu

Được dịch từ chữ Théosophie của Pháp mà chữ này lại do chữ Hi Lạp mà ra.

Chiết tự chữ Théosophie thì:

Théos: Dieu: Thượng Ðế

Sophia: Sagesse: Minh Triết.

Théosophia: Sagesse de Dieu ou Sagesse divineMinh Triết của Thượng-Ðế hay là Minh Triết Thiêng Liêng.

Người dùng danh từ Théosophia đầu tiên là nhà đại hiền triết Hi Lạp tên Ammonius, tục gọi là Saccas hay Ammonius Saccas (sống vào cuối thế kỷ II Tây lịch kỷ nguyên). Ngài dạy tại trường Alexandrie (Ai-Cập) và sáng lập ra phái Tân Triết học Platon. Ba vị cao đồ của Ngài là: Plotin. Longin, và Origene.

Nhưng mãi tới thế kỷ thứ 13, danh từ Théosophia mới được thông dụng ở Tây phương, chớ không phải bà Blavatsky đặt ra chữ Théosophia. Danh từ Thésophia dịch ra tiếng Việt là Thông Thiên Học là một sự miễn cưỡng dù từ này có nghĩa là thông suốt lẽ trời.

Ấn Độ

Dù xuất hiện lâu ở châu Âu nhưng danh từ Minh Triết Thiêng Liêng đã có từ ngàn xưa bên Ấn Độ. Trong những kinh Ưu bà ni sa đà và Phệ Ðà (Upanishads et Védas) người ta thường gặp danh từ Brahma Vidya.

Chiết tự ra thì:

Brahma: Dieu: Thượng Ðế.

Vidya: Sagesse: Minh Triết.

Brahma Vidya: Sagesse de Dieu ou Sagesse divine.

Brahma Vidya là Minh Triết của Ðức Thượng-Ðế hay là Minh-Triết Thiêng-Liêng.

Mặc dù danh từ Théosophia của Hi Lạp đồng nghĩa với Brahma Vidya của Ấn Ðộ song nó xuất hiện rất lâu sau đó cả chục ngàn năm. Điều này cũng đủ chứng minh rằng chân lý vẫn một và vị đặt ra danh từ Théosophia đã đắc đạo.

Lịch sử

Thuyết thần trí có nguồn gốc từ xa xưa, các yếu tố của nó xuất hiện từ các tôn giáo cổ như Ấn Độ giáo, Bà la môn giáo. Tư tưởng thần trí thấm nhuần trong các thuyết Platon mới và thuyết ngộ đạo trong thế giới cổ đại và trong thời kỳ Trung cổ. Từ thế kỷ XVI - XVIII, thuyết thần trí lại được phân tích chi tiết hơn trong các tác phẩm của Phillippus Paracelsus, Jakob Boehme, Emmanuel Swedenborg... Hội thần trí được thành lập năm 1875 theo sáng kiến của Helena Blavatsky nhằm mục đích tuyên truyền mạnh hơn cho thuyết này. Giáo hội Hiện xuống Pentecotisme.